Tóc bạc sớm ở nữ - nguyên nhân, dấu hiệu và 8 cách điều trị
05-12-2022 | Lượt xem: 430
Đối với hầu hết mọi người, bạc tóc là không thể tránh khỏi khi cơ thể ngày càng lão hóa. Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng tóc bạc sớm ở nữ đang ngày càng gia tăng đáng kể. Nhiều người đã xuất hiện tóc bạc ở độ tuổi 20-30. Cho dù bạn giữ nguyên vẻ ngoài hay che đậy nó, việc xuất hiện tóc bạc khi còn trẻ sẽ làm bạn mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện.
Tóc bạc sớm ở nữ là do đâu? Có thể đảo ngược tóc bạc thành đen được không và có cách nào ngăn chặn tóc bạc?
Tóc bạc sớm ở nữ là gì?
Tóc bạc sớm ở nữ là tình trạng tóc đen chuyển thành màu bạc trắng khi còn ở tuổi đôi mươi. Thông thường với người da vàng, tóc đen có thể bắt đầu chuyển sang màu trắng ở độ tuổi 40, đây được xem là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Nguyên nhân tóc bạc sớm ở nữ
Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở nữ.Tuy nhiên, có thể hiểu rằng ngoài tuổi tác, còn nhiều yếu tố tác động khiến tóc nhanh chóng bạc màu. Dưới đây là một số nguyên nhân được liệt kê:
1. Cơ thể ngừng sản xuất sắc tố tạo nên màu tóc
Cho dù bạn có màu tóc nâu, đen, đỏ hay vàng tự nhiên thì màu tóc của bạn đều bắt nguồn từ một sắc tố gọi là melanin, được tạo ra bởi các nang tóc. Màu tóc phụ thuộc vào sự phân bố, loại và số lượng melanin - tất cả đều sống ở lớp giữa của thân tóc).
Thực tế, chỉ có hai loại sắc tố màu tóc - Eumelanin (màu tối) và Pheomelanin (màu sáng), pha trộn với nhau để tạo thành những màu tóc khác nhau. Khi cơ thể sản xuất melanin không đồng đều hoặc ngừng sản xuất Eumelanin, dẫn đến tóc màu đen ít hơn và cuối cùng là tóc bạc. Một lý do khác khiến tóc nữ giới có thể chuyển sang màu trắng là liên quan đến quá trình hóa học của nó.
Các tế bào mầm tóc vốn được sản xuất một cách tự nhiên nhờ lượng nhỏ hydrogen peroxide. Thông thường, sẽ có enzyme catalase thực hiện nhiệm vụ phân hủy hydrogen peroxide thành nước và oxy. Tuy nhiên, khi bạn già đi hay gặp trục trặc sinh lý, cơ thể sản xuất lượng catalase thấp hơn bình thường, hydrogen peroxide tự động tăng cao. Sự tích tụ này có thể làm hỏng các tế bào sản xuất sắc tố của tóc, dẫn đến tóc bạc sớm ở nữ.
2. Yếu tố di truyền
Di truyền là một trong những yếu tố chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng tóc bạc sớm ở cả nam giới và phụ nữ. Báo cáo công bố năm 2013 trên Tạp chí Da liễu, Bệnh học và Bệnh phong Ấn Độ, tóc của một người bị bạc sớm phần lớn có liên quan đến di truyền. Nguyên nhân là khi xét dưới góc độ khoa học, tóc bạc là do gen chi phối. Điều này đặc biệt đúng nếu một người có tóc chuyển sang màu trắng trước 20 tuổi, được gọi là bạc sớm. Nếu cha mẹ bạn bị bạc tóc khi còn trẻ, rất có thể bạn cũng sẽ bị và rất khó để thay đổi điều này.
Chủng tộc cũng đóng một vai trò trong việc tóc khiến tóc bạc sớm. Ví dụ, tóc bạc có xu hướng xuất hiện sớm hơn ở những người có làn da trắng nhưng muộn hơn ở người châu Á. Tóc người Mỹ gốc Phi cũng có thể chuyển sang màu trắng muộn hơn, với sợi màu trắng trung bình xuất hiện vào khoảng 30 tuổi.
3. Căng thẳng kéo dài
Mặc dù tóc bạc sớm ở nữ chủ yếu là do di truyền, nhưng stress, căng thẳng thường xuyên cũng có thể khiến quá trình này diễn ra sớm hơn.
Stress gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể khi chất chống oxy hóa bị mất đi và không đủ để chống lại tác hại của các gốc tự do do stress sinh ra. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định, chúng có xu hướng làm tổn thương tế bào, góp phần gây ra lão hóa và bệnh tật.
Quá nhiều gốc tự do có thể thúc đẩy sự phát triển của các bệnh, bao gồm cả bệnh bạch biến về sắc tố da. Bệnh bạch biến cũng có thể khiến tóc trở nên bạc trắng do tế bào melanin chết hoặc mất chức năng tế bào.
Căng thẳng quá lâu có thể gây ra bạc tóc sớm
4. Thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu
Cơ thể bị thiếu hụt một trong các vitamin B6, B12, biotin, sắt, vitamin D hay vitamin E… đều có thể góp phần làm cho tóc bạc sớm ở nữ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, vấn đề thiếu dinh dưỡng và tóc bạc nhanh có mối liên quan mật thiết với nhau. Dinh dưỡng kém và không đủ cho cơ thể sẽ khiến tế bào bào mầm èo uột, thiếu dinh dưỡng để hấp thụ và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sắc tố của tóc.
5. Một số loại thuốc tạo kiểu tóc cũng khiến tóc bạc nhanh hơn
Thuốc nhuộm tóc hóa học và các sản phẩm chăm sóc cho tóc, thậm chí cả dầu gội đầu nếu chứa các thành phần gây hại tóc có thể góp phần làm tóc bạc sớm. Nhiều sản phẩm trên thị trường có chứa các thành phần có hại làm giảm sắc tố melanin.
Ví dụ, Hydrogen peroxide là thành phần phổ biến có trong nhiều loại thuốc nhuộm tóc. Khi nhuộm tóc quá thường xuyên, các sản phẩm này sẽ tẩy tóc và cuối cùng cũng sẽ khiến tóc chuyển sang màu trắng. Sodium laureth cũng là thành phần có mặt trong các loại dầu gội có tác dụng tẩy rửa và tạo độ nhũ hóa cho sản phẩm. Tuy nhiên, sử dụng dầu gội có thành phần này trong thời gian dài có thể tổn hại đến da, mắt, nội tiết bị rối loạn… và khiến tóc bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến nguy cơ tóc bạc sớm ở nữ.
6. Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng về tác động của môi trường với chứng bạc tóc sớm, nhưng các yếu tố như ô nhiễm môi trường, tia cực tím… có thể khiến tóc nhanh chóng suy yếu, thiếu sức sống hơn.
Việc sống trong môi trường có nhiều khói bụi, nguồn nước bẩn, để tóc tiếp xúc liên tục với tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể sinh ra vô số gốc tự do - có liên quan quá trình lão hóa, trong đó có làm bạc tóc.
7. Lối sống thiếu khoa học
Thiếu hoặc không vận động thường xuyên khiến máu huyết lưu thông kém, máu không "tưới" đủ cho các phần của tóc, những tế bào melanocytes (sản xuất melanin) cũng không thể vận hành bình thường.
Tóc dễ bạc cũng có liên quan đến các thói quen không lành mạnh như nghiện uống rượu bia, hút thuốc lá… Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa hút thuốc và việc tóc bạc trước tuổi 30. Bởi vì hút thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến các nang tóc và dẫn đến rụng tóc. Ngoài ra, các chất độc trong thuốc lá có thể làm tổn thương các nang tóc, dẫn đến tóc bạc sớm.
8. Tình trạng bệnh lý nào đó
Một số bệnh lý có ảnh hưởng đến nguy cơ thay đổi màu tóc như các bệnh tự miễn, rối loạn chức năng tuyến giáp, bệnh bạch biến, bệnh rụng tóc mảng… Khi tóc mọc trở lại, tóc có xu hướng có màu trắng do thiếu hụt sắc tố melanin.
Ảnh hưởng của tóc bạc sớm đến phái đẹp
Ở phụ nữ, tóc bạc thường bắt đầu xung quanh thái dương và sau đó di chuyển lên đỉnh đầu. Cơ thể và lông mặt của phụ nữ cũng có thể chuyển sang màu trắng bạc nhưng thường muộn hơn so với tóc trên đầu của bạn. Những thay đổi trên dù diễn ra từ từ nhưng không thể phủ nhận việc tóc bạc sớm ở nữ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, sức khỏe và tâm trạng của phụ nữ.
• Tự ti về ngoại hình của chính mình, hạn chế giao tiếp hoặc đi đến nơi đông người
• Stress vì phải “giấu” tóc bạc sớm bằng thuốc nhuộm tóc liên tục
• Thay đổi tâm trạng liên tục
• Đôi khi, tóc bạc sớm còn là dấu hiệu cảnh báo cho một tình trạng sức khỏe nào đó… cần phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách.
Cách trị tóc bạc sớm ở nữ giới
Chúng ta không thể thoát khỏi quá trình lão hóa, nhưng ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin và quản lý mức độ căng thẳng, từ bỏ các thói quen xấu… có thể giúp hạn chế tóc bị bạc nhanh. Dưới đây là một số cách để chống lại các yếu tố góp phần làm cho sợi tóc bạc sớm.
1. Dừng ngay lối sống thiếu khoa học
Điều đầu tiên, để điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, phụ nữ nếu có hút thuốc, thì hãy cai thuốc; nếu có sử dụng rượu bia thì nên tránh hoặc giảm bớt. Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tạo thói quen buồn ngủ và ngủ đủ giấc. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện các động tác vận động nhẹ trong thời gian nghỉ ngơi. Các thói quen nhỏ này vừa giúp thư giãn tinh thần vừa giúp tóc bạn đen hơn.
2. Bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu vào bữa ăn hằng ngày
Tóc của bạn có thể sớm bạc do chế độ dinh dưỡng kém. Vì vậy, hãy bắt đầu bổ sung hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bạn. Các nhóm chất dinh dưỡng giúp tóc khỏe mạnh bao gồm:
• Vitamin D: cá hồi, cá hồi, nấm, sữa, trứng…
• Vitamin B12: gan bò, nghêu, cá ngừ, men dinh dưỡng, cá hồi…
• Vitamin E: hạt và dầu hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, đậu phộng, rau bina…
• Vitamin A: gan bò, khoai lang, rau bina, cà rốt, phô mai ricotta, dưa đỏ…
• Kẽm: hàu, thịt bò nướng, cua, tôm, thăn lợn, đậu nướng…
• Sắt: thịt bò, rau lá xanh đậm, ngũ cốc tăng cường, hàu, đậu trắng, sô cô la đen, đậu lăng…
• Đồng: gan bò, hàu, sô cô la không đường, khoai tây, nấm đông cô…
• Selen: Quả hạch Brazil, cá ngừ, cá bơn, cá mòi, tôm…
• Magie: hạt bí ngô, hạt chia, hạnh nhân, rau bina, hạt điều…
3. Bảo vệ tóc khỏi tia UV từ mặt trời
Tóc bạc sớm thường có sức sống yếu hơn những sợi tóc đen. Do vậy, trước khi ra ngoài hãy thực hiện các biện pháp tránh nắng, bảo vệ tóc khỏi tia UV như cột tóc gọn gàng, đội mũ, trùm khăn… để “níu giữ” tóc ở lại da đầu lâu hơn.
4. Hạn chế tối ta tác dụng nhiệt, hóa chất lên tóc
Các sản phẩm làm đẹp tóc như thuốc nhuộm tóc, dầu gội… có thể chứa các thành phần làm giảm sắc tố melanin tự nhiên của tóc, dẫn đến tóc bạc sớm. Vì vậy, nên thay đổi thói quen chăm sóc tóc và chọn các sản phẩm tự nhiên, không gây hại cho tóc. Thêm vào đó, hãy hạn chế sấy tóc hoặc sấy ở nhiệt độ cho phép (57 độ C) giúp bảo vệ tóc và giữ ẩm cho tóc ngay cả khi tóc bắt đầu bạc.
Nếu nhuộm tóc, bạn nên chọn màu sáng như nâu, vàng, ánh bạc… để có thể che phần tóc bạc được lâu hơn, tóc con mọc lên cũng không quá khác biệt so với tóc cũ trên đầu.
5. Hạn chế nhổ tóc khi thấy có tóc bạc
Trong cuộc đời mỗi người có trung bình 100.000 nang tóc, mỗi nang tóc có khoảng 20 sợi tóc mới. Và theo thời gian, nang tóc sẽ dần ít đi. Một trong những lý do khiến ngang tóc teo nhỏ, ít mọc lại là do thói quen nhổ tóc bạc.
6. Điều trị bằng các phương pháp thiên nhiên
Ngoài việc thay đổi thói quen sống, nhiều người ủng hộ cách chữa bạc tóc tự nhiên bằng một số biện pháp như sau:
• Hà thủ ô
Đây là vị thuốc trong Đông y, được sử dụng để tăng cường sức khỏe của thận. Vì theo Đông y, thận khỏe thì lông tóc mới khỏe và đen bóng. Để thực hiện, cần có 20g Hà thủ ô, sơn trà 20g. Cắt nhỏ 2 nguyên liệu trên, cho vào nồi có nắp và đổ nước ngập, hãm với nước sôi trong 15 – 20 phút là dùng được. Rót lấy nước và uống thay trà hàng ngày.
• Lá ổi
Trong lá ổi có chứa nhiều vitamin C, kali, kẽm… có thể giúp cải thiện độ sáng và ngăn tóc bạc nhanh. Chọn lá ổi già, rửa sạch rồi xay lá ổi thành dạng sệt. Thêm chút nước rồi thoa từ từ lên tóc. Ủ tóc với lá ổi thêm 20 phút, sau đó xả sạch với nước.
• Bồ kết
Trái bồ kết từ rất lâu đã trở thành “bảo bối” dùng để gội đầu làm mượt tóc và cải thiện tình trạng tóc bạc của người Việt.
Các bước gội đầu ngăn tóc bạc bằng bồ kết rất đơn giản: Cần 5 trái bồ kết khô, rửa sạch rồi rang đến khi có mùi thơm. Tiếp theo cho vào nồi có sẵn nước đun sôi cho ra màu. Tắt bếp và chờ nước nguội, dùng nước bồ kết để gội đầu thay cho dầu gội công nghiệp.
• Mướp khía và dầu oliu
Mướp khía được dân gian sử dụng để ngăn chặn tình trạng bạc sớm. Để giảm tóc bạc, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Cắt lát quả mướp thành từng khoanh nhỏ và phơi khô trước khi ngâm trong dầu ô liu trong 3-4 ngày. Sau đó đun sôi 2 nguyên liệu trong nồi cho đến khi chúng chuyển sang màu đen sẫm. Tiếp theo, sử dụng hỗn hợp này để massage da đầu, rồi gội lại với dầu gội dịu nhẹ. Nên thực hiện ít nhất 2 lần mỗi tuần.
• Hành tây
Hành tây là một trong những biện pháp lâu đời nhất để ngăn ngừa tóc bạc sớm. Ngày nay, hành tây được sử dụng như một thói quen chăm sóc tóc và giữ da đầu sạch khỏe. Hành tây không chỉ giúp ngăn chặn các sợi tóc bạc mà còn làm tăng thêm vẻ sáng bóng nhờ vitamin C.
Cách thực hiện: Giã nhỏ 1 củ gừng tươi, thêm ít sữa tươi không đường và 2-3 thìa nước ép hành tây để làm hỗn hợp ủ tóc. Thoa từ từ lên tóc, kỹ hơn ở chân tóc và để yên trong vòng 30 phút. Sau khi ủ xong, nên gội sạch lại với dầu gội.
• Dầu hạt mù tạt
Dầu hạt mù tạt không chỉ có hương vị tuyệt vời trong thực phẩm mà nó còn là sự lựa chọn tuyệt vời cho tóc bạc. Dầu mù tạt là nguồn giàu chất chống oxy hóa, selen và chất béo lành mạnh sẽ nuôi dưỡng nang tóc của bạn và mang lại vẻ ngoài bóng mượt cho tóc.
Cách che dấu các dấu hiệu của mái tóc bạc sớm ở nữ: Chuẩn bị 4 muỗng hạt mù tạt, đổ ít dầu vào chảo chờ nóng rồi cho hạt mù tạt vào. Để nóng khoảng 5s rồi tắt bếp, chờ nguội. Massage hỗn hợp lên tóc 20 phút. Cuối cùng, gội đầu với dầu gội và xả sạch.